Bệnh thoái hoa khớp gồm có 6 kiểu thoái hóa thường gặp
1. Thoái hóa khớp gối
Triệu chứng thường gặp: Đau ở phía trước và bên cạnh đầu gối. Khớp yếu đi khiến đầu gối khuỵu xuống khi phải chịu sức nặng. Người bệnh ngồi xổm và đứng dậy rất khó khăn, nặng hơn sẽ thấy tê chân, biến dạng nhẹ ở khớp gối.
2. Thoái hóa khớp háng
Triệu chứng thường gặp: cảm giác đau sâu bên trong phía trước háng, cũng có thể đau ở bên cạnh hoặc phía trước đùi, ở sau mông và lan xuống đầu gối.
3. Thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay
Bệnh thường tác động lên vùng gốc của ngón cái và các khớp ngón tay. Các khớp sưng đau, đặc biệt là khi bệnh vừa mới bắt đầu. Sau đó, các khớp khiến ngón tay có thể hình thành các nốt cứng, trở nên gồ ghề và cong nhẹ.
4. Thoái hóa cột sống thắt lưng
Giai đoạn đầu, bệnh nhân thấy đau nhiều khi mới ngủ dậy và thường diễn ra trong 30 phút. Sau đó, cơn đau sẽ giảm dần nhưng âm ỉ kéo dài cả ngày và thỉnh thoảng sẽ tăng lên khi người bệnh làm việc nhiều, khiêng vác nặng.
5. Thoái hóa cột sống cổ
Thoái hóa cột sống cổ có biểu hiện là cảm giác đau mỏi phía sau gáy, lan đến cánh tay ở phía có dây thần kinh bị chèn ép ảnh hưởng.
6. Thoái hóa bàn chân
Thoái hóa khớp ở bàn chân thường tác động vào gốc của ngón cái, có thể làm ngón này bị cứng lại hoặc cong vẹo, khiến cho việc đi đứng trở nên khó khăn và đau đớn.
Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp
Bình thường, sụn khớp được tái tạo đều đặn để bảo đảm chức năng khớp. Sau khoảng 30 tuổi, sự tái tạo giảm đi và sự thoái hóa diễn ra nhiều hơn. Thoái hóa khớp chính là sự mất quân bình giữa tái tạo và thoái hóa này của sụn khớp, xương dưới sụn khiến sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương. Một số yếu tố có thể tác động đến quá trình này:
Tuổi tác: Thoái hóa khớp thường bắt đầu xuất hiện từ sau tuổi 40. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn.
Béo phì: Béo phì dễ dẫn đến thoái hóa khớp, đặc biệt là khớp gối
Tổn thương khớp: Khớp bị tổn thương hoặc hoạt động quá sức (khiêng vác, đi cầu thang bộ nhanh...)
Dị dạng bẩm sinh về khớp: Người có khớp bất thường bẩm sinh hoặc xảy ra lúc trẻ sẽ dẫn đến thoái hóa khớp sớm và trầm trọng hơn bình thường.
Gen di truyền: Một số bệnh khớp có liên quan đến gen di truyền.
Chấn thương khớp: Nguyên nhân làm tăng tỷ lệ thoái hóa khớp ở người trẻ tuổi
Cách điều trị thoái hóa khớp
Đối với thuốc đông y, bằng kinh nghiệm được đúc kết hàng trăm năm các bài thuốc đông y là công cụ rất quý trong điều trị các bệnh mạn tính đặc biệt là các bệnh xương khớp. Mỗi một bài thuốc đông y là sự kết hợp của nhiều loại thảo dược khác nhau để điều trị một chứng bệnh xương khớp nào đó. Chính vì nguồn gốc từ tự nhiên nên cũng được đánh giá cao về mức độ an toàn.
Phòng ngừa thoái hóa khớp
Khi lao động và sinh hoạt, cần tránh các tư thế không phù hợp hay các động tác quá mạnh và đột ngột (nhấc xe).
Cần thường xuyên vận động, tập thể dục giữa giờ (duỗi cơ).
Tránh ngồi xổm, gập gối lâu, ít vận động.
Hạn chế tình trạng tăng cân – béo phì để giảm áp lực lên các khớp xương…
Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường về khớp, cần đi khám chuyên gia ngay để được tư vấn, chẩn đoán và cải thiện kịp thời.
PHÒNG KHÁM Y HỌC CỔ TRUYỀN THỊNH XUÂN ĐƯỜNG
Địa chỉ: KHU PHỐ CẦU RÍ, LIÊN GIANG, ĐÔNG HƯNG THÁI BÌNH
Điện thoại: 0832.295.000
Email: thinhxuanduong0605@gmail.com